Tổng kết lớp tập huấn Quản lý dịch hại tổng hợp IPM Sâu keo mùa thu trên cây ngô năm 2024
Tham gia lớp tập huấn, các học
viên được
thảo luận và trao đổi kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô; sinh lý cây ngô qua
các giai đoạn phát triển như: Giai đoạn gieo, giai đoạn cây con, giai đoạn xoắn nõn
đến trổ cờ - phun râu, giai đoạn làm hạt, giai đoạn chín, thu hoạch.
Bên
cạnh các nội dung học tập trên thì một nội dung không kém phần quan trọng là
văn nghệ, trò chơi.
Trong các buổi tập huấn, nhóm giảng viên đã sắp xếp thời gian để cho các học
viên tham gia các trò chơi,
văn nghệ, hát về dân ca việt nam, ca ngợi quê hương đất nước.
Các trò chơi giúp
gắn kết các học viên với nhau, rút ra bài học kinh nghiệm trong đời sống và thực
tế sản xuất.
Không chỉ trao đổi kiến thức lý
thuyết tại lớp học, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh còn tiến hành các
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, triển khai mô hình sản xuất thực tế với quy
mô hơn 1ha.
Diện tích ngô hơn 1ha triển khai thực tế trên đồng ruộng
Sau 3 tháng triển khai với 6 buổi
tập huấn tập trung vào các giai đoạn quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây ngô, ngày 27/12/2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh
Nghệ An cùng với UBND xã Thanh Tiên đã tiến hành tổng kết lớp tập huấn.
Thành phần tham gia buổi tổng kết
bao gồm: Các giảng viên là cán bộ Chi cục TT&BVTV tỉnh Nghệ An; Đ/c Dương Lê
Minh – Phó chủ tịch UBND xã Thanh Tiên; Các đ/c xóm trưởng, chi hội trưởng phụ
nữ xóm Hoàng Chùa và 30 hộ sản xuất tham gia lớp tập huấn.
Đ/c Dương Lê Minh - Phó chủ tịch UBND xã - phát biểu tại buổi tổng kết
Theo
kết quả đánh giá, việc bón phân cân đối làm giảm 30% lượng phân bón cho ngô, sử dụng biện pháp đặt bẫy chua ngọt và bẫy pheromone dụ trưởng thành đạt
hiệu quả cao. Đối với bẫy pheromone, sau khi gieo 2 ngày tiến hành đặt bẫy, sau
3 ngày ghi nhận tỷ lệ trưởng thành vào bẫy từ 10 -20 con TT đực/bẫy. Đối với bẫy
chua ngọt, theo dõi sau 2 ngày ghi nhận tỷ lệ trưởng thành vào bẫy đạt 0,5 – 3
con TT/bẫy, đạt cao nhất sau 15 ngày đặt bẫy, trung bình từ 8 – 10 con TT/bẫy.
Hình ảnh thực tế bẫy bả chua ngọt trên ruộng ngô
Kết
quả theo dõi mật độ sâu keo mùa thu gây hại trên ruộng mô hình: Sau 10 ngày
gieo, bắt đầu xuất hiện sâu non tuổi 1,2. Tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn so với ruộng
ngoài mô hình. Suốt cả vụ giảm 2 lần phun thuốc so với ruộng đối chứng của nông
dân. Do ban đầu xử lý hạt giống trước khi gieo nên cây con được bảo vệ tốt, giảm
thiểu mất mát sau gieo nên tiết kiệm được ½ lượng giống so với tập quán cũ. Làm
đất kỹ nên tỷ lệ cỏ lên ít, ruộng mô hình không phải sử dụng thuốc trừ cỏ, từ
đó giảm được 1 lần phun thuốc BVTV.
GV Nguyễn Thị Minh Thu - Cán bộ Chi cục TT&BVTV - báo cáo tổng kết lớp tập huấn
Như vậy áp dụng biện pháp IPM giúp cho cây ngô sinh trưởng,
phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất
thuận, mức độ nhiễm sâu bệnh hại giảm, giúp tăng năng suất cây ngô, tăng hiệu quả kinh tế, giúp giảm chi phí sản
xuất, giảm được 50% lượng giống, giảm 30% lượng đạm; giảm 2 -3 số lần phun thuốc
BVTV so với tập quán của nông dân.
Thông
qua lớp tập huấn, các học viên, là những hội viên nòng cốt của hội nông dân, hội
phụ nữ, đã nắm được đầy đủ các kiến thức về quản lý dịch hại tổng hợp IPM sâu
keo mùa thu trên cây ngô, là những hạt nhân để tuyên truyền về Chương trình quản
lý tổng hợp IPM đối với sâu keo mùa thu trên cây ngô giúp nhân rộng chương
trình. Bên cạnh đó, chương trình còn đem lại hiệu quả về xã hội, bà con
có điều kiện giao lưu, học hỏi, thấu hiểu và gắn kết với nhau hơn./.
CC NN - MT