image banner
 
Cổng làng - biểu tượng văn hóa làng quê
Lượt xem: 2968
 Cổng làng Mỹ Chùa tên gọi khá mỹ miều gợi cho mọi người về một làng quê với cảnh sắc nên thơ, hữu tình với những con người giản dị, chân chất. Có lẽ thế hệ trẻ hôm nay chắc hẳn sẽ đặt những câu hỏi: Cổng làng có từ bao giờ, Tại sao lại có tên gọi ấy, Tên gọi ấy có ý nghĩa gì? 

Cổng làng là điểm đầu tiên khi đặt chân đến làng, là ranh giới giữa các làng với nhau, giữa làng với không gian bên ngoài. Trải qua năm tháng, cổng làng không chỉ là nơi phân địa giới của làng, mà đã trở thành biểu tượng văn hóa của làng quê. Mỗi làng đều có một chiếc cổng làng gắn với một đặc trưng hoặc một lý do đặc biệt từ tên gọi đến ý nghĩa.

      Cổng làng Mỹ Chùa tên gọi khá mỹ miều gợi cho mọi người về một làng quê với cảnh sắc nên thơ, hữu tình với những con người giản dị, chân chất. Có lẽ thế hệ trẻ hôm nay chắc hẳn sẽ đặt những câu hỏi: Cổng làng có từ bao giờ? Tại sao lại có tên gọi ấy?Tên gọi ấy có ý nghĩa gì? 

      Cổng làng gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Dù to hay nhỏ, có thể xây bằng gạch hoặc bằng đá, chiếc cổng làng thể hiện cho một nếp làng bề thế, thể hiện cả cốt cách của ngôi làng, của những người dân trong làng.  Cũng vì thế mà cổng làng phải dễ được nhận biết ngay từ bên ngoài. Theo quan niệm truyền thống, bên cạnh cây đa, giếng nước, sân đình, cổng làng vốn có ý nghĩa như một sự chào đón của người địa phương dành cho khách thập phương. Nhiều người dân của làng dù đi đâu xa, bao nhiêu năm trở về vẫn có thể nhìn thấy cổng làng sừng sững đứng đó, vẫn cảm nhận được những gì thân quen ấm áp của quê nhà. Phía sau cánh cổng làng chính là sự kết nối cộng đồng gia tộc làng xã, là những nét chung về phong tục, tập quán, văn hoá riêng biệt, không hòa lẫn vào nhau      

Anh-tin-bai

        Lần theo những câu chuyện của những người lớn tuổi trong làng, được nghe rất nhiều câu chuyện thú thị liên quan đến tên gọi và quá trình xây dựng cổng làng. Theo đó, tên gọi ấy xuất phát từ sự ghép đôi của tên gọi hai làng là Mỹ Tài và Cửa Chùa, trên cùng một tuyến đường nối dài thuôc 2 xóm 1 cũ và 2 cũ để đảm bảo tình đoàn kết của 2 xóm nên đã thống nhất lấy tên là Mỹ Chùa. Và như một sự sắp đặt, những người dân trên tuyến đường đó giờ trở thành 1 xóm sau khí có chủ trương sát nhập xóm với tên gọi xóm Mỹ Chùa. Những người con của xóm Mỹ Chùa dù sinh sống, học tập và làm việc ở bất cứ đâu đều không quên những hình ảnh của ngày xưa với hàng dừa và con đường đất, sau khi có sự xuất hiện của Công ty may đóng trên địa bàn thì diện mạo đường vào làng đã có nhiều thay đổi.

Anh-tin-bai

             Đường vào cổng làng ngày xưa

Năm 2005, được sự nhất trí của cấp ủy xóm và đặc biệt là sự đồng thuận của nhân dân nên cổng làng đã được xây dựng với sự góp ý tưởng, bản vẽ thiết kế và góp công, góp của những người dân.

Ngày nay, khi cuộc sống đã thay đổi, sự xuất hiện những con đường rải nhựa, những nhà cửa đua nhau mọc san sát, cổng làng vẫn đứng đó sừng sững, với sự ủng hộ của con em xa quê cổng  đã nhiều lần khoác áo mới nhưng cổng vẫn được lưu giữ như một giá trị văn hóa, một biểu tượng của ngôi làng.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

                                                                            Sau nhiều lần được tôn tạo, chỉnh trang

 Làng Mỹ Chùa cũng là nơi có truyền thống hiếu học với nhiều người con kiệt xuất , có thành tích vượt bậc, ủng hộ góp sức xây dựng xóm và xã ngày càng giàu đẹp, khang trang. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tích cực xây dựng Nông thôn mới, diện mạo của làng quê càng khởi sắc nhiều hơn, nhiều đường hoa, cây xanh mọc lên, nhà cao tầng, các công trình giao thông hạ tầng kiên cố, nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao phục vụ nhu cầu sinh hoạt và hoạt động của nhân dân. 

       Tuy nhiên, cổng làng vẫn giữ một nét đặc trưng để bất kỳ ai khi thấy hình ảnh cổng làng đều nhớ về những kỷ niệm ngày xưa, đặc biệt là những người con xa quê sẽ có cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê hương, đó chính là nét riêng mà  nét quê mới có.  Nhớ về quê hương để mỗi chúng ta có động lực cùng nhau phấn đấu trong công việc để thành công hơn góp phần xây dựng xóm làng ngày một giàu mạnh hơn./.

Anh-tin-bai

                                                                                                                                           Ban văn hóa xã

BẢN ĐỒ XÃ NGHĨA PHÚC - HUYỆN TÂN KỲ
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
      CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THANH TIÊN
           Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Hoàng Hưng - Chủ tịch UBND xã 
  Trụ sở: Xóm Giăng, Xã Thanh Tiên - Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0965857957     - Email: ubthanhtien.tc@gmail.com